NIC khai giảng khóa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 8/3, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ Châu Á và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” kết hợp khai giảng Khóa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng.
Hội thảo thu hút sự tham gia của các trường đại học, đại diện Quỹ Châu Á và các doanh nghiệp ngành công nghệ bán dẫn. Ảnh: Hà Minh
Hội thảo thu hút sự tham gia của các trường đại học, đại diện Quỹ Châu Á và các doanh nghiệp ngành công nghệ bán dẫn. Ảnh: Hà Minh

Theo thông tin tại Hội thảo, trong những năm gần đây, Việt Nam xác định phát triển công nghệ cao, đặc biệt công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển kinh tế, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để khai thác tiềm năng và nắm bắt cơ hội đưa ngành công nghiệp bán dẫn thành mắt xích quan trọng hơn trong chuỗi sản xuất chip cùng các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã và đang xây dựng chiến lược để phát triển ngành, trong đó có chiến lược đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh các tham luận, Hội thảo đã diễn ra toạ đàm trao đổi các nội dung liên quan đến nhu cầu tiềm năng phát triển nguồn nhân lực ngành thiết kế bán dẫn, định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại TP. Đà Nẵng, những cơ hội và thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng, Trường đang tích cực triển khai nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn (mở mới chương trình đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch, xây dựng phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch bán dẫn với hệ thống thiết bị đo, kiểm thử chip bán dẫn), góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2050, Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ của cả nước.

Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Đỗ Tiến Thịnh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hà Minh

Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Đỗ Tiến Thịnh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hà Minh

Tại Hội thảo đã diễn ra nghi thức ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa NIC với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng bao gồm 7 nội dung, trong đó bao gồm: phối hợp, đồng thời xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của nhà trường; hỗ trợ, phối hợp tuyển sinh, tổ chức và cấp chứng nhận một số khoá đào tạo ngắn hạn; phối hợp tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; triển khai đào tạo về đổi mới sáng tạo, quản trị kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

"Sau sự kiện ký kết hợp tác giữa nhà trường với NIC và Lễ khai giảng Khóa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn lần này, nhà trường tiếp tục tăng cường nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác, nhằm phát triển Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng thành một đơn vị uy tín trong việc gắn kết giữa "nhà trường - nhà sản xuất - Nhà nước" trong nền công nghiệp bán dẫn", PGS.TS. Phan Cao Thọ, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng cho biết.

Tọa đàm Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn - cơ hội và thách thức. Ảnh: Hà Minh

Tọa đàm Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn - cơ hội và thách thức. Ảnh: Hà Minh

Ngay sau lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, NIC phối hợp với Quỹ Châu Á tổ chức Lễ khai giảng Khóa đào tạo thiết kế vi mạch, hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Khóa đào tạo kéo dài 3 tháng (tháng 3 - 6/2024) với số lượng 25 - 30 học viên. Học viên là giảng viên và sinh viên năm cuối các ngành liên quan đến bán dẫn của các trường đại học đào tạo về khoa học kỹ thuật trên địa bàn TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Khóa đào tạo được xây dựng với sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ chuyên gia của Công ty TNHH Giải pháp Acronics - công ty tư nhân duy nhất ở miền Trung hoạt động ở lĩnh vực thiết kế vi mạch trên công nghệ FPGA và tích hợp phát triển 3 thành sản phẩm hoàn chỉnh. Toàn bộ từ khâu thiết kế vi mạch, lập trình điều khiển, thiết kế và sản xuất bo mạch đến khâu đóng gói, hoàn toàn “Made in Việt Nam”. Công ty sẽ cung cấp cho khóa đào tạo các dịch vụ bao gồm: cung cấp chương trình đào tạo, chuyên gia/giảng viên, trang thiết bị thực hành.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư

TCT36 tiếp
PVI
Quang Minh
Phu Dien Right Partner
Công ty 622 lần 2
Đông Nhật Huy
Thanh Tuấn
Giang Thành
Nguyên Cát
Xây dựng Tây Ninh lần 2
Tu Lap Partner tiếp
Cienco4
hoàng trung
Gia Long
Thí nghiệm điện miền Bắc
Công ty CP Kỹ thuật làm sạch và thương mại quốc tế
Hưng Việt 2022 - 2023
Liên Thành
Sinh Hùng
Pleiku
Hải Đăng Khoa
Baidu
map