Ông Nguyễn Hải Quân, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phát triển nhà số 7 |
Trong đó, về vấn đề tháo dỡ, việc quy định phải đạt được tỷ lệ đồng thuận 100% của người dân là rất khó triển khai trong thực tế. Theo quy trình, trong trường hợp các hộ dân không chấp hành việc di dời thì được tổ chức cưỡng chế di dời, phá dỡ, nhưng cách thức cưỡng chế như thế nào và được phép làm đến đâu thì pháp luật chưa quy định cụ thể, gây ra không ít khó khăn cho DN, chủ đầu tư.
Đối với quỹ nhà tạm cư, nếu như chỉ di dời 1 - 2 chung cư thì DN, chủ đầu tư còn dễ thực hiện, nhưng cùng một lúc phải di dời cả một khu, cụm chung cư trong một thời gian dài thì áp lực tài chính với doanh nghiệp là rất lớn. Do vậy, để thu hút được nhà đầu tư, tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, Nhà nước cần xem xét, có cơ chế hỗ trợ cho DN, chủ đầu tư thực hiện cải tạo chung cư về chính sách thuế, chi phí đầu tư hạ tầng trong khu vực dự án…
Ngoài ra, quản lý sau đầu tư cũng có một số bất cập. Những căn hộ chưa bán, chưa cho thuê được, hoặc phần diện tích khác như tầng hầm nhưng chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì chung cư ở mức cao nhất (2%) là rất thiệt thòi cho DN, vì giá trị sử dụng không cao. Hay cách tính diện tích để tính tiền bán nhà hiện nay đối với phần ban công, chưa có cách tính cho lô gia… cũng là một trong những nguyên nhân gây tranh cãi, có nhiều tranh chấp.