Khơi thông cơ chế, tạo đột phá về hạ tầng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Năm 2023, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao số vốn đầu tư công lớn nhất từ trước tới nay với 95.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2022. Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ GTVT trong việc khởi công 26 dự án trọng điểm, đi đầu trong giải ngân đầu tư công năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần có những giải pháp hiệu quả trong điều hành, quản lý để chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình triển khai các dự án, tránh thất thoát và lãng phí đầu tư công.
Bộ Giao thông vận tải là đơn vị dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến giải ngân cả năm đạt trên 95%. Ảnh: Lê Tiên
Bộ Giao thông vận tải là đơn vị dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến giải ngân cả năm đạt trên 95%. Ảnh: Lê Tiên

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong bối cảnh nhiều khó khăn với các diễn biến khó lường năm 2023, ngành GTVT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhờ phát huy tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, làm 3 ca 4 kíp, vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ở đấy. Hàng loạt công trình được khởi công và khánh thành đã hình thành nên diện mạo mới về hạ tầng, đường đi đến đâu mở không gian phát triển đến đó, các khu công nghiệp, các vùng đất nông thôn đều phát triển, người dân được hưởng lợi.

Tuy nhiên, điều cần nhất là không được lơ là, bởi những nhiệm vụ nặng nề vẫn còn trước mắt; những nhức nhối về cấp phép mỏ vật liệu, quản lý nguồn cung vật liệu đang rất cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng để khắc phục, xử lý… Là Bộ tiêu nhiều nhất nguồn lực đầu tư công, với các công trình trải dài từ Bắc - Nam nên vấn đề tham nhũng, tiêu cực rất phức tạp. Theo đó, Bộ GTVT cần có giải pháp hiệu quả để chống tham nhũng, công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phải công khai, minh bạch thì mới chọn được nhà thầu có năng lực, tránh được các tiêu cực trong đấu thầu, lãng phí nguồn lực đầu tư công trong quá trình triển khai dự án.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, thời gian qua, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT được thực hiện rất mạnh mẽ, quyết liệt từ Trung ương tới địa phương, từ công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đến thi công xây lắp. Năm 2023 có 26 dự án khởi công mới, trong đó có 6 dự án quan trọng quốc gia; 21 dự án hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trong đó có 9 dự án đường bộ cao tốc với chiều dài 475 km, nâng tổng số cao tốc đưa vào khai thác lên 1.892 km, góp phần thực hiện quyết liệt một trong ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Năm 2023, Bộ GTVT là cơ quan được giao kế hoạch vốn đầu tư công lớn nhất cả nước, khoảng 95.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/4 dự toán chi đầu tư phát triển của cả nước. Đến nay, Bộ GTVT là đơn vị dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến giải ngân cả năm đạt trên 95%.

Ngày 28/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Đây là một sự đột phá lớn về chính sách ngành GTVT, góp phần khơi thông nguồn lực, sử dụng hiệu quả tài nguyên để ưu tiên đầu tư tập trung cho phát triển hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia, hướng tới mục tiêu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030.

Năm 2024, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo thanh tra, kiểm tra đột xuất một số lĩnh vực được dư luận quan tâm. Ảnh: Lê Tiên

Năm 2024, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo thanh tra, kiểm tra đột xuất một số lĩnh vực được dư luận quan tâm. Ảnh: Lê Tiên

Bên cạnh nhiều thành quả đạt được, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị, thời gian tới Bộ GTVT làm tốt hơn việc phân cấp, phân quyền theo chủ trương của Đảng và Quốc hội; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, trong đó chú trọng việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư; thu phí đối với các dự án đường bộ đầu tư công phù hợp; huy động nguồn lực xã hội đầu tư các cảng hàng không; phương án đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương liên quan khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 sẽ có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc.

Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành GTVT năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 ngày 28/12/2023, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định, năm 2023 là năm nhiều khó khăn nhưng với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo điều hành để góp phần có nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GTVT thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế cần được xem xét, giải quyết như: mặc dù nhiều công trình dự án đường bộ cao tốc sớm hoàn thành, đưa vào khai thác, nhưng các trạm dừng nghỉ chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến sự bất tiện đối với người dân; việc thu hút nguồn vốn xã hội trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Năm 2024, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo thanh tra, kiểm tra đột xuất một số lĩnh vực được dư luận quan tâm, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực như: thông tin chuyển nhượng thầu tại một số dự án, vi phạm trong đào tạo, sát hạch lái xe, công tác thu phí đường bộ không dừng...

Chuyên đề

Kết nối đầu tư

TCT36 tiếp
PVI
VCB
hoàng trung
Gia Long
Thí nghiệm điện miền Bắc
Quang Minh
Phu Dien Right Partner
Công ty 622 lần 2
Đông Nhật Huy
Thanh Tuấn
Giang Thành
Nguyên Cát
Hưng Việt 2022 - 2023
Xây dựng Tây Ninh lần 2
Tu Lap Partner tiếp
Liên Thành
Sinh Hùng
Pleiku
Hải Đăng Khoa
Cienco4
Baidu
map