Cơ chế đặc thù mua sắm hàng hóa chống dịch Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Nhằm tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết là cơ chế, chính sách đặc thù về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Y tế, UBND cấp tỉnh căn cứ mức độ nguy cơ, diễn biến dịch bệnh để xây dựng các kịch bản phòng chống dịch ở mức thấp, trung bình, cao và các phương án ứng phó tương ứng đảm bảo công tác y tế trên toàn quốc và trên địa bàn tỉnh. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước để bố trí kinh phí mua sắm, dự trữ, tổ chức lực lượng phù hợp, hiệu quả phục vụ công tác phòng, chống dịch, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III/2021.

Nghị quyết nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu (LCNT) mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, dịch vụ phòng, chống Covid-19 theo Nghị quyết số 79/NQ-CP của Chính phủ (chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách theo Điều 22 Luật Cá cược thể thao ). Trường hợp LCNT trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Cá cược thể thao , Chủ tịch UBND cấp tỉnh được tổ chức lập, thẩm định và quyết định phê duyệt phương án LCNT.

Chính phủ cho phép các cơ quan, đơn vị căn cứ vào ít nhất một trong những tài liệu quy định trong Nghị quyết 86/NQ-CP để xây dựng giá gói thầu. Đó là báo giá hàng hóa, dịch vụ cần mua của ít nhất 3 nhà cung cấp khác nhau; dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm); kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật Giá; giá thị trường tại thời điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet; giá trúng thầu mua sắm loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự trong khoảng thời gian 6 tháng trước đó.

Riêng đối với giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu nêu trên, hoặc giá trúng thầu trong vòng 6 tháng trước được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch LCNT, hoặc Cổng TTĐT của Bộ Y tế, hoặc Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (muasamcong.mpi.gov.vn).

Đối với trường hợp do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không xác định được giá các loại hàng hóa, Chính phủ cho phép các bộ ngành, địa phương căn cứ giá do doanh nghiệp công bố theo yêu cầu của Bộ Y tế trên Cổng TTĐT của Bộ Y tế và được cập nhật hàng tuần để xác định giá gói thầu.

Trường hợp không có doanh nghiệp công bố giá, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Tư pháp thành lập Tổ công tác có nhiệm vụ đàm phán thống nhất về giá với doanh nghiệp để Bộ Y tế công bố trên Cổng TTĐT của Bộ Y tế, để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị làm căn cứ xác định giá gói thầu.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế kịp thời công bố, cập nhật danh mục hàng hóa phòng dịch thiết yếu để các địa phương, đơn vị thực hiện mua sắm theo phương châm “4 tại chỗ”. Khẩn trương tổ chức mua sắm một số hàng hóa phòng dịch thiết yếu để trang bị cho một số cơ sở y tế trực thuộc, trung tâm hồi sức tích cực do Bộ Y tế thành lập và dự phòng để sẵn sàng chi viện, hỗ trợ cho các địa phương nếu vượt quá khả năng đáp ứng tại chỗ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, xử lý kịp thời, hiệu quả những vướng mắc trong việc thực hiện quy định của pháp luật đấu thầu để mua sắm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Tài sản phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian có dịch không áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với trường hợp nhận viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân; có thể mua sắm với số lượng cao hơn tiêu chuẩn, định mức nhưng phải bảo đảm phù hợp với phương án, kịch bản ứng phó dịch bệnh và hạn chế tối đa lãng phí, không để xảy ra tiêu cực.

Nghị quyết 86 có hiệu lực thì hành từ ngày 28/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022 được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm hàng hóa, thiết bị phòng chống dịch Covid-19.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư

TCT36 tiếp
PVI
VCB
Gia Long
Quang Minh
Phu Dien Right Partner
Công ty 622 lần 2
Thanh Tuấn
Hưng Việt 2022 - 2023
Tu Lap Partner tiếp
Liên Thành
Sinh Hùng
Cienco4
Baidu
map