Các doanh nghiệp xin khất nợ 95.000 tỷ đồng trái phiếu
Khoảng 50 doanh nghiệp đàm phán dời ngày đáo hạn cho hơn 95.200 tỷ đồng trái phiếu trong bối cảnh thiếu vốn và kinh doanh khó khăn.
Khoảng 50 doanh nghiệp đàm phán dời ngày đáo hạn cho hơn 95.200 tỷ đồng trái phiếu. Ảnh minh họa |
Mới đây, Novaland thông báo đã đạt thỏa thuận gia hạn một lô trái phiếu với ngày đáo hạn ban đầu vào cuối tháng 6/2023 thành cuối tháng 6/2025. Lô này được phát hành từ năm 2019, ban đầu có tổng giá trị 1.300 tỷ đồng, đến nay còn lưu hành 650 tỷ đồng.
Bên cạnh gia hạn, Novaland điều chỉnh việc trả lãi thành một lần vào ngày đáo hạn đã điều chỉnh hoặc ngày mua lại trước hạn trái phiếu, thay vì trả lãi định kỳ 3 tháng một lần như trước…
Tính chung cả tháng 9, Novaland và công ty con đã dời kỳ hạn cho ba lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 1.145 tỷ đồng. Các lô đều được nâng thêm 2 năm, ngày đáo hạn được dời sang tháng 6 - 8/2025.
Nới kỳ hạn trái phiếu trở thành động thái chung của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua, nhất là nhóm man88 club . Hệ sinh thái Hưng Thịnh đàm phán lùi thời hạn tổng cộng 7 lô trái phiếu trong tháng 9, giá trị khoảng 9.200 tỷ đồng. Nhóm thuộc Bamboo Capital cũng dời hạn khoảng 8.000 tỷ đồng trái phiếu. Sovico nới hạn hoàn thành nghĩa vụ với 11 lô trái phiếu, tương ứng khoảng 12.000 tỷ đồng. Đa phần điều chỉnh ngày đáo hạn thêm 2 năm, dời áp lực trả nợ sang giai đoạn 2025 - 2026.
Thiếu vốn và hoạt động kinh doanh gặp khó khiến các doanh nghiệp chọn tập trung đàm phán kéo dài thời gian, thay vì mua lại trái phiếu đến hạn. Riêng tháng 9, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) thống kê các doanh nghiệp chỉ mua lại hơn 9.200 tỷ đồng trái phiếu, chưa bằng 1/4 so với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn. Con số này cũng nằm trong nhóm thấp nhất kể từ năm 2022 và giảm một nửa so với cùng kỳ.
Theo Nhóm phân tích VNDirect, tính đến ngày 3/10 đã có hơn 50 tổ chức phát hành đạt thỏa thuận tăng kỳ hạn với các trái chủ và đã có báo cáo chính thức lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Tổng giá trị trái phiếu đã được gia hạn hơn 95.200 tỷ đồng. Tình trạng chậm trả lãi và gốc trái phiếu vẫn nhiều. Tính đến ngày 3/10, khoảng 69 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu, theo thông báo của HNX.
Khởi tố 9 cựu lãnh đạo Khánh Hòa liên quan vi phạm ở Dự án Mường Thanh Viễn Triều
Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố 9 cựu lãnh đạo UBND tỉnh này do có sai phạm liên quan Dự án Mường Thanh Viễn Triều.
Dự án Mường Thanh Viễn Triều |
Ngày 12/10, Công an tỉnh Khánh Hòa thông báo đã ra quyết định khởi tố 9 bị can về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Vụ án xảy ra tại Dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus (nay là Mường Thanh Viễn Triều, ở phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) do Công ty CP Đầu tư Viễn Triều Nha Trang (sau này sáp nhập với Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh) làm Chủ đầu tư.
9 bị can bị khởi tố gồm các ông: Nguyễn Chiến Thắng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Đào Công Thiên - cựu Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, Võ Tấn Thái - cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Ngọc Tâm - cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính, Vũ Xuân Thiềng - cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trần Quang Bửu - cựu Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Nguyễn Văn Nhựt - cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trần Sỹ Quân - cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế Tỉnh và Lê Huy Toàn - cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang.
Hầu hết các bị can trên đã và đang thụ án trong các vụ án khác.
Trước đó, đầu tháng 6/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, xảy ra tại Dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus.
Theo hồ sơ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa xác định, Dự án khu phức hợp Thiên Triều (sau đổi thành Dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus) được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng không qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là vi phạm quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư năm 2005.
Mặt khác, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định thu hồi hơn 22.000 m2 đất tại Bãi Dương, phường Vĩnh Phước cho Công ty CP Đầu tư Viễn Triều Nha Trang thuê để thực hiện Dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm pháp luật.
Yêu cầu cựu Trưởng ban quản lý rừng tại Gia Lai trả 1,6 ha đất lấn chiếm
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai vừa có quyết định thu hồi hơn 1,6 ha đất lấn chiếm đối với cựu Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, buộc tháo dỡ toàn bộ tài sản trên đất.
Tại Tiểu khu 389, giáp ranh giữa xã Diên Phú và phường Hội Thương có nhiều trường hợp lấn chiếm đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (tỉnh Gia Lai) có đơn yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai thi hành bản án, thu hồi đất rừng bị lấn chiếm đối với ông Nguyễn Đức, cựu Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ.
Theo đó, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai buộc ông Nguyễn Đức và bà Trần Thị Hưởng (vợ ông Đức) giao trả toàn bộ 16.726 m2 trên thửa đất số 97, tờ bản đồ số 4, ghi tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI753848, do UBND TP. Pleiku cấp ngày 12/6/2012 cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (Ban quản lý) quản lý, sử dụng.
Đồng thời, cơ quan chức năng buộc ông Đức và bà Hưởng tự nguyện tháo dỡ toàn bộ tài sản là nhà cửa, cây cối, hoa màu trên đất để giao trả lại diện tích đất trên cho Ban quản lý trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trước đó, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã có kết luận nêu rõ Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ để xảy ra lấn chiếm gần 85.000 m2, trong đó có hơn 56.000 m2 đã được UBND TP. Pleiku cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật. Nhiều cá nhân lấn chiếm đất này là cán bộ, nhân viên của Ban.
Theo ghi nhận, tại Tiểu khu 389, giáp ranh giữa xã Diên Phú và phường Hội Thương, vị trí rất đắc địa. Ngoài ông Đức, cơ quan chức năng còn ghi nhận khoảng 15 trường hợp lấn chiếm đất để làm rẫy và xây nhà ở.
Một số diện tích đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp, đất nhà ở và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ những sai phạm này, cơ quan chức năng đã chuyển hồ sơ vụ việc tại Ban quản lý đến Cơ quan CSĐT Công an Tỉnh tiếp nhận, xử lý theo quy định.
Tháng 11/2019, vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Tham ô tài sản, xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ được đưa ra xét xử. Ông Nguyễn Đức bị tòa tuyên phạt 8 năm tù và hiện đang chấp hành án.
5 phương án xây cầu vượt thép ở vòng xoay Dân Chủ (TP.HCM)
Đơn vị tư vấn đưa ra 5 phương án xây cầu vượt ở công trường Dân Chủ, song kiến nghị làm theo trục Võ Thị Sáu - Ba Tháng Hai, dài 260 m, kinh phí 287 tỷ đồng.
Vòng xoay công trường Dân Chủ |
Dự án cầu vượt thép ở ngã 6 công trường Dân Chủ (Quận 3, 10) đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (TCIP) đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2026.
Theo đó, phương án một cầu vượt được xây trùng hướng quy hoạch, từ đường Võ Thị Sáu qua Ba Tháng Hai, dài 260 m, hai làn xe. Phía dưới tổ chức giao thông theo dạng vòng xoay. Tổng kinh phí dự kiến hơn 287 tỷ đồng.
Cách này được chủ đầu tư đánh giá khả thi nhất do phù hợp với hướng tuyến quy hoạch, hạn chế ảnh hưởng công trình xung quanh. Kinh phí thực hiện cũng ít hơn các phương án khác...
Phương án hai, cầu vượt thép có hình chữ Y. Một nhánh theo hướng Võ Thị Sáu - Ba Tháng Hai; nhánh còn lại theo đường Nguyễn Phúc Nguyên - Ba Tháng Hai. Cách thứ ba, cầu vượt thép cũng được thiết kế dạng chữ Y nhưng theo hướng Võ Thị Sáu - Ba Tháng Hai và Lý Chính Thắng - Ba Tháng Hai. Theo hai cách này, công trình đều có tổng chiều dài 407 m, kinh phí đầu tư lần lượt khoảng 749 tỷ đồng và 392 tỷ đồng.
Một phương án khác cũng được chủ đầu tư đề xuất là cầu vượt gồm ba nhánh: Võ Thị Sáu - Ba Tháng Hai, Ba Tháng Hai - Lý Chính Thắng và Nguyễn Phúc Nguyên - Ba Tháng Hai. Cầu dài hơn 720 m, tổng vốn ước tính 938 tỷ đồng.
Phương án còn lại, cầu vượt gồm hai nhánh: Võ Thị Sáu - Ba Tháng Hai và Ba Tháng Hai - Lý Chính Thắng, đồng thời tổ chức lại giao thông đường Nguyễn Phúc Nguyên thành một chiều theo hướng ra Nguyễn Thông. Theo cách này cầu dài 641 m, kinh phí 938 tỷ đồng.
Theo Sở Giao thông vận tải, cả 5 phương án chủ đầu tư đưa ra đều chưa có giải pháp tối ưu giải quyết ảnh hưởng đối với các công trình trên tuyến. Ngã 6 công trường Dân Chủ là nơi giao nhau giữa các tuyến đường lớn, gồm: Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám, Ba Tháng Hai, Lý Chính Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thượng Hiền. Đây là nút giao lớn ở trung tâm thành phố, thường xuyên ùn tắc.
Toà án quyết định mở thủ tục phá sản với Tập đoàn Đức Long Gia Lai
Ngày 12/10, Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã có quyết định mở thủ tục phá sản với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (trụ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Trụ sở Công ty CP Tập đoàn Đức Long tại Thành phố Pleiku. |
Cụ thể, tại Quyết định 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9/10, Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai.
Theo đó, trong 30 ngày từ 9/10/2023, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho quản tài viên hoặc cho thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản là ông Lê Đình Nam. Giấy đòi nợ thể hiện rõ các thông tin bắt buộc là: tổng số nợ phải trả, gồm khoản nợ, số nợ đến hạn và khoản tiền lãi đến hạn nhưng chưa thanh toán, số nợ chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và phương thức bảo đảm, số nợ không có bảo đảm mà Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải trả, khoản tiền bồi thường theo hợp đồng (nếu có).
Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ. Hết thời hạn 30 ngày, Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ phá sản để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, cuối tháng 7/2023, Công ty CP Lilama 45.3 có đơn gửi Tòa án Nhân dân Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai vì không đòi được khoản nợ 20 tỷ đồng. Thụ lý đơn, Tòa án yêu cầu Đức Long Gia Lai giải trình nguyên nhân dẫn tới mất khả năng thanh toán và các báo cáo tài chính, bảng kê chi tiết tài sản, danh sách chủ nợ và nhiều tài liệu khác liên quan.
Quảng Ngãi cho phép nhà thầu thi công cao tốc hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi
Tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý cho các nhà thầu được hoạt động thi công công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của các tuyến kênh dọc theo tuyến chính Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Quảng Ngãi cho phép nhà thầu thi công cao tốc hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi |
Ngày 12/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định cho phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để thi công các hạng mục của Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn giao cắt với công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham.
Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi cho phép các nhà thầu được tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và vùng phụ cận của kênh N14, kênh S20, để xây dựng các hạng mục công trình tuyến chính giao cắt với kênh thủy lợi.
Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng đồng ý cho phép nhà thầu sử dụng phần diện tích và vùng phụ cận các kênh N8 và nhiều tuyến kênh khác thuộc công trình thủy lợi Thạch Nham để thi công Dự án.
Được biết, Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cắt ngang nhiều công trình thủy lợi. Thế nên quyết định này đã giúp các nhà thầu triển khai thi công hiệu quả, mở rộng được công địa, thi công liền mạch và đặc biệt là mở được đường công vụ để đưa phương tiện cơ giới, vận chuyển vật liệu tiếp cận mặt bằng thi công dự án một cách hiệu quả nhất.
Nhóm lừa bán tour du lịch, vé máy bay qua mạng
Nhóm Trần Hà Mi đăng bài quảng cáo trên mạng xã hội để dụ "con mồi" đặt tour du lịch, phòng khách sạn, vé máy bay với giá rẻ rồi chiếm đoạt.
Kẻ gian thường nhằm vào người mua tour giá rẻ qua mạng để lừa đảo |
Ngày 12/10, Cục Cảnh sát hình sự cho biết vừa khởi tố Trần Hà Mi, cùng hai người để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ba người này bị cáo buộc từ tháng 4 đã dùng một ứng dụng mạng xã hội để thỏa thuận với người tên Sam cùng nhau lừa đảo bằng cách nhận đặt tour du lịch, vé máy bay, phòng khách sạn tại các khu du lịch nghỉ dưỡng. Sam sẽ cung cấp cho nhóm Mi các tài khoản Facebook có hàng nghìn người theo dõi để đăng bài quảng cáo bán tour, vé máy bay.
Có khách hàng liên hệ, họ sẽ nhắn tin trao đổi. Khi "con mồi" đồng ý mua, nhóm vờ đặt phòng và vé máy bay trên các trang web có uy tín, gửi mã để tạo niềm tin. Sau khi nạn nhân chuyển tiền đặt cọc hoặc thanh toán, chúng sẽ chiếm đoạt và cắt liên lạc.
Cảnh sát xác định, nhóm này đã chiếm đoạt được hàng tỷ đồng của các bị hại trên cả nước. Trong số tiền lừa được, Sam và ba người nhóm Mi mỗi người hưởng 25%. Sam đang bị truy tìm.
Bộ Công an cho rằng, việc lừa đảo này diễn ra phổ biến song vẫn nhiều người mắc bẫy. Kẻ gian có chung một thủ đoạn là đăng tải bài viết quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn. Mục đích để nạn nhân chuyển tiền đặt cọc 30 - 50% giá trị tour hoặc phòng khách sạn, sau đó chiếm đoạt.
Đà Nẵng xem xét dừng hoạt động khách sạn xả thải ra biển
Chủ tịch TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết sẽ dừng hoạt động nhà hàng, khách sạn không chịu đấu nối hệ thống xử lý nước thải, xả chui ra môi trường biển.
Cống xả thải cạnh Dự án Dana Beach nước đen ngòm chảy ra biển |
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm, ngày 12/10, bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Du lịch cho biết, một trong những hạn chế của Thành phố thời gian qua là tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường tại các cống thoát nước ven biển, xảy ra nhiều nhất vào lúc mưa giông. Các điểm xả trực tiếp ra biển gồm: cống Mỹ Khê, cống xả gần Dự án Dana Beach, cống phía Bắc bãi tắm Mân Thái, cống khu vực cầu Phú Lộc, Tôn Thất Đạm.
Việc xả thải không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn làm xấu hình ảnh điểm đến Đà Nẵng. Do đó, bà Hạnh đề nghị Thành phố khẩn trương xử lý các cống xả ra biển, hoàn thành dự án thu gom nước thải và nước mưa riêng.
Lý giải nguyên nhân tình trạng trên, ông Võ Nguyên Chương - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, hiện Thành phố tập trung cải tạo một số cống thoát nước ra biển, chưa xử lý kịp hệ thống cũ để đảm bảo tính kết nối. "Việc này có trách nhiệm của một số cơ quan, trong đó có Công ty Thoát nước và xử lý nước thải", ông Chương nói.
Tuy nhiên, ông Chương cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan là một số doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn ven biển chưa đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom của Thành phố, do không muốn bỏ chi phí cho việc vận hành hệ thống xả. Điều này đang tạo ra nghịch lý là những nhà hàng chưa đấu nối, xả chui ra bãi biển thì hạ được chi phí, giảm giá phòng, tạo cạnh tranh không lành mạnh với khách sạn thực hiện nghiêm túc.
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử phạt một số khách sạn xả thải chui ra biển. Sắp tới, các ngành chức năng của Thành phố và quận ven biển sẽ kiểm tra đồng bộ, yêu cầu doanh nghiệp chấp hành đấu nối hệ thống thoát nước thải.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch TP. Đà Nẵng, đề nghị các doanh nghiệp đấu nối hệ thống xử lý nước thải. "Nếu không, chúng tôi buộc lòng phải dừng hoạt động cơ sở kinh doanh", ông nói.